Kết thúc một ngày làm việc, khi chiếc xe đã yên vị một chỗ, bạn đóng cửa xe về nhà lúc đó mới chắc chắn rằng bạn đã kết thúc một ngày lái xe an toàn. Để có những chuyến đi an toàn, tôi có đôi điều trao đổi để các bạn tham khảo.
Trước khi lên xe bạn cần đi một vòng quanh xe, xem có lốp xe nào bị xịt không, trước khi đề bạn phải kiểm tra hệ thống phanh, số ở vị trí an toàn thì mới được đề, vì đã có trường hợp để số đề, xe vọt đi trở thành xe điên gây tai nạn đáng tiếc.
Trong khi điều khiển xe trên đường bạn luôn quan sát tình trạng giao thông phía trước, cột biển báo bên phải. Một điều quan trọng nhất là trong khi đang điều khiển xe chạy trên đường cứ 3 đến 5 giây, bạn phải liếc gương chiếu hậu một lần, có như thế bạn mới chủ động được trước một số tình huống .
Một điều tối kỵ mà có lẽ trong Luật giao thông chưa có là cấm trẻ em dươí13 tuổi ngồi ở ghế phụ phía trên cho dù có đeo dây bảo hiểm cũng không an toàn. Bạn luôn phải đeo dây an toàn khi điều khiển xe.
Trong những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, chưa có cơ quan điều tra nào nói đến nguyên nhân chết người là do không đeo dây an toàn. Dây an toàn gắn chặt với ghế ngồi, ghế ngồi gắn chặt với khung xe, khung xe là một khối tương đối vững chắc khi hai xe đâm vào nhau hoặc bị lật chiếc dây an toàn sẽ giữ chặt những người ngồi trên xe giảm thiểu được thương vong rất nhiều.
Nếu xe bạn đang đi mà vô lăng xe của bạn lạng sang trái hoặc phải, bạn cần dừng xe xuống kiểm tra lốp có thể có lốp bị thiếu hơi hoặc bị hết hơi. Bạn nên có một cuốn sổ như một quyển nhật ký của xe, trong đó bạn ghi thời gian sửa chữa, thay thế phụ tùng, nhất là thời gian thay dầu máy ở KM bao nhiêu để tiện theo dõi an toàn của xe. Tránh trường hợp để quá thời hạn qui định của nhà sản xuất, tuổi thọ của xe bị giảm, hao tốn nhiên liệu và mất an toàn. Ví dụ dầu máy phải thay khi xe của bạn đi được từ 4-5nghìn KM đến thời điểm đó độ bôi trơn của dầu đã kém, nếu thay sớm thì lãng phí, nếu để quá qui định thì máy sẽ nhanh hỏng.
Chuột là kẻ thù số một của các vụ cháy xe, hàng tuần bạn nên chịu khó lật lắp capô lên kiểm tra xem có vết chuột cắn dây điện không, nhất là vào mùa đông chuột hay chui vào khoang máy xe cho ấm và tiện thể chúng mài răng luôn. Ngoài ra bạn còn phải kiểm tra mực nước làm mát máy, dầu phanh, dầu trợ lực và nước rửa kính, những thứ đó nếu thiếu thì đều gây mất an toàn cho xe của bạn.
Nếu bạn cẩn thận hơn trong xe của bạn ngoài qui định của Luật Giao thông đường bộ là phải trang bị bình chữa cháy, bạn nên trang bị thêm cho xe của bạn một túi cứu thương (điều này đáng lẽ trong Luật Giao thông phải có) trong đó có bông, băng, thuốc cấp cứu v.v…và có thêm một số vật dụng để tiện sử lý như băng dính điện, kìm, tô vít …
Nguồn: dep